Trong bối cảnh điều kiện khai thác tài nguyên khoáng sản ngày càng khó khăn. Việc đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất khoáng sản đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Vậy việc phát triển sản xuất khoáng sản công nghệ cao có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình sản xuất trong ngành và đối với người dân?
Tác động tích cực của sản xuất khoáng sản công nghệ cao
Tăng năng suất lao động, giảm nhân công
Hiện đại hóa công nghệ đạt hiệu quả, góp phần tăng năng suất lao động, giảm nhân công và chi phí sản xuất.
Khi các đơn vị mạnh dạn đầu tư tin học hóa, tự động hóa vào các công đoạn sản xuất, kinh doanh thì lượng nhân công tham gia sản xuất được giảm đi nhiều. Thay vào đó là hệ thống máy móc tự động, có năng suất làm việc cao.
Những cỗ máy này sẽ được người điều khiển trực tiếp hoặc điều khiển toàn bộ từ hệ thống quản lý nguồn.
Đảm bảo an toàn lao động
Làm việc ở công trường khai thác và sản xuất khoáng sản là một trong số những ngành nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trước kia, công nhân phải khai thác trực tiếp bằng tay chân cùng với bộ trang phục bảo hộ (Chỉ có tác dụng hạn chế những va đập nhẹ). Với công nghệ sản xuất khoáng sản công nghệ cao, việc khai thác dễ dàng hơn, hạn chế các rủi ro xuống mức thấp nhất. Mặt khác, điều kiện làm việc được cải thiện, sức khỏe công nhân được đảm bảo hơn, hạn chế các bệnh nghề nghiệp,…
Cùng với đó, các phần mềm ứng dụng phục vụ điều hành sản xuất như: dự báo an toàn, sức khỏe cho thợ mỏ, hệ thống giám sát lưu chuyển than,… cũng giúp tăng mức độ an toàn trong quá trình khai thác và sản xuất khoáng sản công nghệ cao.
Dễ dàng trong khâu quản lý
Để dễ dàng quản lý, các doanh nghiệp đã chủ động ứng dụng tự động hóa, tin học hóa.
Cụ thể, từ các tập đoàn lớn đến các đơn vị thành viên đều đầu tư mạng hạ tầng truyền thông số tốc độ cao, kết hợp xây dựng các trung tâm điều khiển – giám sát tập trung hiện đại. Hệ thống này giúp người quản lý có khả năng bao quát toàn mỏ, luôn cập nhật thông tin và tình hình công trường. Từ đó dễ dàng hơn trong khâu quản lý.
Nâng cao giá trị sản phẩm
Hiện nay các doanh nghiệp chú trọng và hướng tới hiện đại hóa công nghệ cho các mỏ khai thác, cơ sở chế biến. Điều này gắn với các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ chế biến khoáng sản tiên tiến, hiện đại. Từ đó tạo ra sản phẩm có độ chính xác tuyệt đối, chất lượng cải thiện tối đa và đặc biệt là giá trị kinh tế cao,…
Nâng cao thu nhập cho người lao động
Cùng với sự tăng trưởng về hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đời sống người lao động của công nhân đã được cải thiện và nâng cao. Tiền lương của thợ mỏ hầm lò tăng lên, trong khi công việc lại giảm sức lao động. Giúp cải thiện đáng kể nguồn thu nhập của người lao động.
Những bất cập trong hoạt động khai khoáng
Trên thế giới, các công nghệ khai thác, sản xuất khoáng sản công nghệ cao được ứng dụng trong tìm kiếm, khai thác khoáng sản đồng thời bảo vệ môi trường. Nhờ vậy, lượng khoáng sản được tìm thấy tối đa, không bị lãng phí nhưng vẫn đảm bảo thân thiện với môi trường.
Ở nước ta có trên 60 loại khoáng sản khác nhau. So với thế giới, Việt Nam có thể được xếp vào nhóm tiềm năng khoáng sản phong phú. Tuy vậy, việc khai thác tài nguyên khoáng sản trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, chưa hợp lý.
Tổn thất và lãng phí tài nguyên
Sản phẩm khai thác chế biến khoáng sản ở Việt Nam phần lớn mới dừng lại ở sản phẩm tinh quặng. Khoáng sản sau khai thác chủ yếu là khoáng sản thô, giá trị kinh tế không cao và hiệu quả sử dụng thấp, chưa tương xứng với giá trị tài nguyên của khoáng sản.
Ô nhiễm môi trường nặng nề, phát triển không bền vững
Chất lượng môi trường nước và nước thải tại những nơi có hoạt động khoáng sản, nhất là những khu nhiều mỏ bị ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Điều này là do nước thải của mỏ trong quá trình sản xuất không được xử lý.
Nhiều bãi thải không có các công trình xử lý đã bồi lấp ruộng vườn, sông, suối, làm ô nhiễm đất. Các lòng sông bị bồi lắng gây ra lũ lụt. Đặc biệt, với chất thải lỏng, thành phần và tính chất nước thải có tính axit, chứa kim loại nặng, khoáng chất khiến đất và nước bị ô nhiễm nặng nề.
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn, các doanh nghiệp và cơ quan chức năng cần có biện pháp giải quyết và quản lý tối ưu. Xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm, đồng thời hỗ trợ để ngành khai thác, sản xuất khoáng sản công nghệ cao phát triển một cách bền vững.